Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

 NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ PHÂN BÓN


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khoảng 3 năm thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón, việc quản lý mặt hàng này đã có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, Nghị định 202/2013/NĐ-CP còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại kẽ hở, chưa bắt kịp yêu cầu thực tiễn dẫn đến sản phẩm phân bón phát triển ồ ạt, không theo định hướng.
Để khắc phục những hạn chế trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.
Theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, phân bón không được công nhận lưu hành khi:1- Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan; 2- Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường; 3- Trùng tên với phân bón khác đã được công nhận lưu hành.
Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam khi: 1- Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường; 2- Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành; 3- Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.
Điều kiện sản xuất phân bón
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
2- Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
3- Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa theo quy định. Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
4- Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
5- Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
6- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 1 năm kể từ ngày thành lập;
7- Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Bán phân bón phải có bằng cấp
Theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;
2- Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu, sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;
3- Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
4- Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định về người trực tiếp bán phân bón.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp

Hướng dẫn thủ tục hồ sơ công bố hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ


Ở bài viết này chúng tôi sẽ đi thẳng vào hướng dẫn thủ tục Hồ sơ công bố hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ  đầy đủ để các bạn có thể tham khảo như sau, cùng tìm hiểu nhé:

THỦ TỤC, HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY PHÂN BÓN VÔ CƠ, HỮU CƠ:

Hồ sơ và quy trình chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ cũng tương tự như nhau. Cụ thể, một bộ hồ sơ công bố hợp quy phân bón gồm có những thành phần chính sau:
– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
· Bản công bố hợp quy theo mẫu ;
· Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
· Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….).
– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
· Bản công bố hợp quy theo mẫu ;
· Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
· Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
· Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001
· Kế hoạch giám sát định kỳ;
· Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung:
+ Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
+ (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
+ Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;
+ Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
+ Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
+ Thông tin bổ sung khác.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, đơn vị gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Nông nghiệp & PTNT nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động, sản xuất, kinh doanh để đăng ký thực hiện công bố hợp quy. Có th gửi theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ XIN CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN

Ngày 20/9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 108/2017.NĐC-CP, trong đó có quy định rõ hồ sơ xin công nhận phân bón lưu hành.
Hiện nay, VietCert chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng hồ sơ xin công nhận phân bón lưu hành. Sau đây là các hồ sơ quý doanh nghiệp cần chuẩn bị:
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 13 và phân bón có tên trong Danh mục quy định tại khoản 11 Điều 47 Nghị định này) hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật (đối với phân bón quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định này);
d) Mu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này.
3. Thẩm định hồ sơ, công nhận phân bón lưu hành
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận.

Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định công nhận) theo Mu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp
Email:  vietcert.kd62@gmail.com

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Lợi ích của ISO 9001:2015


Tại sao tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là một ý tưởng tốt cho tổ chức của bạn? Các công ty lớn và nhỏ đều đã gặt hái được rất nhiều thành quả và lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn này. Những lợi ích của ISO 9001:2015 không hề là cường điệu một chút nào. Dưới đây là một số lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015:

Lợi ích của ISO 9001:2015

1. Tăng uy tín và hình ảnh trên thị trường, tăng thị phần trong và ngoài nước
2. Quá trình hội nhập tốt hơn
3. Chất lượng và cải tiến liên tục là hoạt động trung tâm của doanh nghiệp
4. Tiếp cận Quản lý rủi ro và cơ hội
5. Giúp tổ chức của bạn đáp ứng việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các quy định hiện hành.
6. Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng
7. Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
8. Lợi nhuận tăng cao hơn do sản xuất hiệu quả, giảm chi phí (giảm lãng phí)
9. Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
10. Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
11. Thúc đẩy sự cải tiến liên tục để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.
12. Cải tiến bằng chứng cho việc ra quyết định
13. Mọi người hiểu rõ hơn vai trò của mình trong công ty, biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc
14. Tăng động lực làm việc và sự tham gia nhiều hơn của nhân viên vào quản lý chất lượng
15.  Một cách tiếp cận tích hợp các hệ thống quản lý. Với cấu trúc mới được áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO mới, tổ chức sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc áp dụng nhiều hệ thống quản lý cùng lúc (tích hợp hệ thống quản lý )
Với 15 lý do để tư vấn chứng nhận ISO 9001:2015 ở trên chắc hẳn đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các lợi ích mà tổ chức có được khi áp dụng ISO 9001:2015



BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG


BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Ngày 29/9/2017, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.
Sau gần 1 năm qua nhiều đợt hội thảo và góp ý, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý vật liệu xây dựng đã được ban hành thay thế. 
Cơ bản nội dung QCVN 16:2017/BXD có một số điểm mới sau:
Về nguyên tắc công bố hợp quy:
a) Công bố hợp quy phải dựa trên kết quả đánh giá, chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy;
b) Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để chứng nhận, công bố hợp quy thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì sản phẩm, hàng hóa đó phải được thực hiện đăng ký công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Các sản phẩm đã bỏ không còn chứng nhận hợp quy: 
- Thiết bị vệ sinh
- Sơn Epoxyl, sơn Alkyd
- Cốt liệu lớn (đá xây dựng).
- Cửa đi, cửa sổ
Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy bổ sung
- Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất
- Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng để cấp nước
Về phương thức chứng nhận hợp quy:
CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Sản xuất trong nước
Nhập khẩu
Phương thức 5: tương tự như nk
Phương thức 1:Thử nghiệm mẫu điển hình
Hiệu lực: 1 năm và giám sát thông qua thử nghiệm mỗi lần nhập khẩu.
Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm được lấy mẫu thử nghiệm
Yêu cầu: xây dựng ISO 9001 hoặc tương đương

Phương thức 7: tương tự như nk
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực: 3 năm giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Yêu cầu: ISO 9001 hoặc tương đương
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.


Thông tư 10/2017/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898


Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG


BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Ngày 29/9/2017, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.
Sau gần 1 năm qua nhiều đợt hội thảo và góp ý, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý vật liệu xây dựng đã được ban hành thay thế. 
Cơ bản nội dung QCVN 16:2017/BXD có một số điểm mới sau:
Về nguyên tắc công bố hợp quy:
a) Công bố hợp quy phải dựa trên kết quả đánh giá, chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy;
b) Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để chứng nhận, công bố hợp quy thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì sản phẩm, hàng hóa đó phải được thực hiện đăng ký công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Các sản phẩm đã bỏ không còn chứng nhận hợp quy: 
- Thiết bị vệ sinh
- Sơn Epoxyl, sơn Alkyd
- Cốt liệu lớn (đá xây dựng).
- Cửa đi, cửa sổ
Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy bổ sung
- Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất
- Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng để cấp nước
Về phương thức chứng nhận hợp quy:
- Phương thức 1: Thử nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư 10/2017/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898