Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG


BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Ngày 29/9/2017, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.
Sau gần 1 năm qua nhiều đợt hội thảo và góp ý, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý vật liệu xây dựng đã được ban hành thay thế. 
Cơ bản nội dung QCVN 16:2017/BXD có một số điểm mới sau:
Về nguyên tắc công bố hợp quy:
a) Công bố hợp quy phải dựa trên kết quả đánh giá, chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy;
b) Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để chứng nhận, công bố hợp quy thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì sản phẩm, hàng hóa đó phải được thực hiện đăng ký công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Các sản phẩm đã bỏ không còn chứng nhận hợp quy: 
- Thiết bị vệ sinh
- Sơn Epoxyl, sơn Alkyd
- Cốt liệu lớn (đá xây dựng).
- Cửa đi, cửa sổ
Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy bổ sung
- Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất
- Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng để cấp nước
Về phương thức chứng nhận hợp quy:
CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Sản xuất trong nước
Nhập khẩu
Phương thức 5: tương tự như nk
Phương thức 1:Thử nghiệm mẫu điển hình
Hiệu lực: 1 năm và giám sát thông qua thử nghiệm mỗi lần nhập khẩu.
Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm được lấy mẫu thử nghiệm
Yêu cầu: xây dựng ISO 9001 hoặc tương đương

Phương thức 7: tương tự như nk
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực: 3 năm giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Yêu cầu: ISO 9001 hoặc tương đương
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.


Thông tư 10/2017/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898


NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 202/2013/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN-0905935699
Sau nhiều lần lấy ý kiến doanh nghiệp và sửa chữa bổ sung Nghị định 202 của Chính phủ về quản lý phân bón thì mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2017 NĐ-CP ngày 20/9/2017 thay thế Nghị định 202 về quản lý phân bón cùng các văn bản kèm theo, giao Bộ NN-PTNT là đơn vị chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về phân bón


Sau hơn 4 tháng góp ý và hội thảo lấy ý kiến về việc sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về quản lý phân bón, ngày 20/9/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.

Theo mong đợi của các doanh nghiệp sản xuất phân bón, đó là sớm có Nghị định thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, so với dự thảo qua đợt hội thảo lấy ý kiến, Nghị định 108/2017/NĐ-CP không có sự thay đổi nhiều, trong đó có điểm nổi bật đó là chuyển toàn bộ trách nhiệm quản lý phân hữu cơ, phân vô cơ về một đầu mối là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà cụ thể là Cục Bảo về Thực vật.

Điểm mới của Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 so với dự thảo trước đây là xuất phân chia thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (Nghị định 202/2013/NĐ-CP gọi là giấy phép sản xuất phân bón) giữa địa phương và cơ quan Trung ương, cụ thể: Cục Bảo vệ Thực vật là cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón cả vô cơ và hữu cơ, Chi cục Bảo vệ Thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt địa phương sẽ là cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sang chiết và đóng gói phân bón. Ngoài ra các cơ sở kinh doanh buôn bán phân bón phải được chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Như vậy, theo quy định của Nghị định 108/2017/NĐ-CP, xuất hiện thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh buôn bán phân bón. Bên cạnh đó, người bán phân bón phải có trình độ trung cấp trở lên hoặc được đào tạo kiến thức về phân bón.

Ngoài ra, Nghị định đã nêu khá rõ các loại phân bón không cần phải khảo nghiệm.

Nghị định 108/2017/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký đồng thời bãi bỏ các Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 hướng dẫn về quản lý phân bón hữu cơ và Thông tư 29/2014/TT-BCT hướng dẫn quản lý phân bón vô cơ.


Nếu theo quy định này, tất cả các cơ sở sản xuất phân bón bắt buộc phải rà soát và điều chỉnh tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) phân bón để phù hợp với quy định về mức quy định cũng như nguyên tắc đặt tên cho sản phẩm phân bón.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận hợp quy phân bón
Chứng nhận ISO 9001
NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 202/2013/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN-0905935699
Sau nhiều lần lấy ý kiến doanh nghiệp và sửa chữa bổ sung Nghị định 202 của Chính phủ về quản lý phân bón thì mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2017 NĐ-CP ngày 20/9/2017 thay thế Nghị định 202 về quản lý phân bón cùng các văn bản kèm theo, giao Bộ NN-PTNT là đơn vị chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về phân bón


Sau hơn 4 tháng góp ý và hội thảo lấy ý kiến về việc sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về quản lý phân bón, ngày 20/9/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.

Theo mong đợi của các doanh nghiệp sản xuất phân bón, đó là sớm có Nghị định thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, so với dự thảo qua đợt hội thảo lấy ý kiến, Nghị định 108/2017/NĐ-CP không có sự thay đổi nhiều, trong đó có điểm nổi bật đó là chuyển toàn bộ trách nhiệm quản lý phân hữu cơ, phân vô cơ về một đầu mối là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà cụ thể là Cục Bảo về Thực vật.

Điểm mới của Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 so với dự thảo trước đây là xuất phân chia thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (Nghị định 202/2013/NĐ-CP gọi là giấy phép sản xuất phân bón) giữa địa phương và cơ quan Trung ương, cụ thể: Cục Bảo vệ Thực vật là cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón cả vô cơ và hữu cơ, Chi cục Bảo vệ Thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt địa phương sẽ là cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sang chiết và đóng gói phân bón. Ngoài ra các cơ sở kinh doanh buôn bán phân bón phải được chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Như vậy, theo quy định của Nghị định 108/2017/NĐ-CP, xuất hiện thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh buôn bán phân bón. Bên cạnh đó, người bán phân bón phải có trình độ trung cấp trở lên hoặc được đào tạo kiến thức về phân bón.

Ngoài ra, Nghị định đã nêu khá rõ các loại phân bón không cần phải khảo nghiệm.

Nghị định 108/2017/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký đồng thời bãi bỏ các Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 hướng dẫn về quản lý phân bón hữu cơ và Thông tư 29/2014/TT-BCT hướng dẫn quản lý phân bón vô cơ.


Nếu theo quy định này, tất cả các cơ sở sản xuất phân bón bắt buộc phải rà soát và điều chỉnh tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) phân bón để phù hợp với quy định về mức quy định cũng như nguyên tắc đặt tên cho sản phẩm phân bón.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận hợp quy phân bón

Chứng nhận ISO 9001

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ĐÁ ỐP LÁT- 0903516929



1. Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là việc đánh giá sản phẩm gạch, đá ốp lát nhập khẩu hay sản xuất phù hợp các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, việc chứng nhận hợp quy (kiểm tra chất lượng) sẽ được thực hiện bởi đơn vị được chỉ định của Bộ Xây Dựng.

Trong quy chuẩn có nêu rõ Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là bắt buộc đối với:

– Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát (gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, đá ốp lát tự nhiên)

– Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát


– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có xây dựng và duy trì ổn định Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Phương thức 1: Được áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu đại diện của các lô sau.



– Đơn vị liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn đăng ký

– Sau khi đăng ký Vietcert hướng dẫn thực hiện chi tiết:

+ Đối với đơn vị sản xuất trong nước: Vietcert báo phí và hướng dẫn các bước thực hiện

+ Đối với đơn vị nhập khẩu: Vietcert báo phí và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận cho lô đơn vị nhập khẩu, sau khi đăng ký → lấy mẫu thử nghiệm → Có kết quả thử nghiệm → Vietcert tiến hành đánh giá ra kết quả kiểm tra.

– Công bố hợp quy: Vietcert hướng dẫn đơn vị làm hồ sơ Công bố hợp quy lên Sở Xây Dựng.

Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn (Điều 2 khoảng 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).


–  Là trong ít đơn vị được Bộ xây dựng chỉ định chứng nhận cho 6 nhóm sản phẩm trong quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD.

– Là tổ chức có văn phòng chi nhánh và đại diện khắp trên Việt Nam, giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng thủ tục, tiết kiệm chi phí và thời gian

– Kết quả mang tính khách quan – chính xác

– Là đơn vị đa ngành với nhiều năm kinh nghiệm.

Để được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát; chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, đá ốp lát và các vấn đề về pháp lý liên quan.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0903516929  để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

HỒ SƠ XIN CÔNG NHẬN PHÂN BÓN LƯU HÀNH THEO NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP

Ngày 20/9/2017, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón  thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP. 
Theo nghị định mới, có khá nhiều sự thay đổi về:
+ Cơ cấu các loại phân bón, Thành phần hàm lượng từng loại phân bón,..
+ Khảo nghiệm gần như toàn bộ các loại phân trên thị trường.
+ Các sản phẩm nào được chuyển đổi trực tiếp???🤔🤔

+ Còn rất nhiều sự thay đổi xoay quanh hồ sơ, công bố, Khảo nghiệm, Giấy phép sản xuất,...
Và đặc biệt các sản phẩm phân bón phải được xem xét công nhận phân bón lưu hành.
Bạn đã biết gì về công nhận phân bón lưu hành???
 VietCert chúng tôi xin gửi đến quý doanh nghiệp thông tin mới nhất về vấn đề trên:Theo thông tin mới nhất từ cục BVTV chỉ đạo về việc xin công nhận lưu hành các sản phẩm phân bón.
Theo chu kỳ cứ 3 tháng, sẽ có một đợt xét duyệt cấp công nhận lưu hành. 
Các đơn vị cần lưu ý và gấp rút tiến hành
Theo đó, Các hồ sơ cần cung cấp để tiến hành xin công nhận phân bón lưu hành bao gồm:

-  Giấy đăng ký kinh doanh
    -  Danh mục sản phẩm (thông tin cụ thể thành phần, hàm lượng, tên sản phẩm,..)
    - Bản mô tả sản phẩm (có đầy đủ công dụng, hướng dẫn sử dụng)
    - Mẫu nhãn sản phẩm đúng theo quy định nghị định 108,....


ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỊP THỜI VUI LÒNG LIÊN HỆ
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
0903.516.399
Website: vietcert.org
CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI
0905935699
1. Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi có phải quy chuẩn bắt buộc?
  Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là quy chuẩn bắt buộc cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức có liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề này. Theo đó, thức ăn chăn nuôi thuộc loại sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quy định tại Thông tư số  27/2016/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn về thức ăn chăn nuôi. Theo đó các loại thức ăn chăn nuôi dưới đây phải được công bố hợp quy theo QCVN 01 - 183:2016/BNNPTNT, áp dụng đối với các sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt.


2. Quy định về quản lý
a. Công bố hợp quy
    Trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này phải làm thủ tục công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.
b. Phương thức đánh giá
- Phương thức 5
- Phương thức 7
3.  Những lợi ích mà chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi mang lại?
   Có thể khẳng định rằng, chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi mang lại rất nhiều lợi ích cho daonh nghiệp, người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Đối với doanh nghiệp: Chứng nhận này giúp doanh nghiệp chứng minh với người chăn nuôi rằng sản phẩm thức ăn lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho vật nuôi, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cơ hội mở rộng thị trường…

   Đối với người tiêu dùng: Chứng nhận hợp quy góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi an toàn.

   Đối với nhà nước: Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là công cụ, căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đang được lưu hành trên thị trường.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận hợp quy phân bón
Chứng nhận ISO 9001

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018


Hồ sơ, trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 43 của Thông tư này;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy hoặc bản điện tử;
c) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra trong 01 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này. Số lượng 02 bản.
b) Bản sao chụp các giấy tờ sau:
Hợp đồng mua bán;
Giấy phép nhập khẩu (đối với thuốc bảo vệ thực vật quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật);
Danh mục hàng hoá kèm theo (packing list): Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng (batch No.);
Hoá đơn hàng hoá;
Vận đơn (đối với trường hợp hàng hoá nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt);
Giấy chứng nhận chất lượng đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng.
3. Thực hiện kiểm tra
a) Kiểm tra và lấy mẫu kiểm tra
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu xuất trình tờ khai hàng hoá nhập khẩu, thông báo địa điểm và thời gian lấy mẫu:
Trường hợp lô thuốc bảo vệ thực vật còn nguyên trạng và phù hợp với hồ sơ đã đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượngthuốc bảo vệ thực vật và tờ khai hàng hóa nhập khẩu thì tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành lấy mẫu, lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này và lưu hồ sơ lô hàng. Thuốc xông hơi khử trùng chỉ kiểm tra hồ sơ, hiện trạng của lô hàng.
Trường hợp lô thuốc bảo vệ thực vật không còn nguyên trạng và không phù hợp với hồ sơ đã đăng ký kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp không lấy mẫu kiểm tra và lập biên bản về việc vi phạm qui định kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVIII của Thông tư này.
b) Thông báo kết quả kiểm tra
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp phải kéo dài thời gian kiểm tra thì tổ chức đánh giá sự phù hợp phải thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu để thống nhất giải quyết.
Trường hợp lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu không đạt chất lượng tổ chức đánh giá sự phù hợp phải thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu biết đồng thời báo cáo với Cục Bảo vệ thực vật để ra quyết định xử lý.
Trường hợp lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu buộc phải tái xuất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải tái xuất trong thời hạn quy định tại quyết định xử lý của Cục Bảo vệ thực vật và gửi văn bản xác nhận của cơ quan hải quan (bản sao chụp) về cơ quan kiểm tra để lưu hồ sơ.
c) Lưu hồ sơ
Hồ sơ kiểm tra nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật phải được lưu trữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp



1. Thuốc bảo vệ thực vật phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng bao gồm thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm nhập khẩu trừ các trường hợp: thuốc bảo vệ thực vật mẫu; thuốc bảo vệ thực vật triển lãm hội chợ; thuốc bảo vệ thực vật tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu; thuốc bảo vệ thực vật quá cảnh chuyển khẩu; thuốc bảo vệ thực vật gửi kho ngoại quan; thuốc bảo vệ thực vật sử dụng với mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, khảo nghiệm; thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài và các loại thuốc khác nhập khẩu theo giấy phép không nhằm mục đích kinh doanh.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền.
3. Kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu do các tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Bảo vệ thực vật chỉ định thực hiện kiểm tra, được công bố trên website của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu chỉ được thông quan khi có Thông báo của cơ quan hoặc tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này về kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu đáp ứng yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thuốc bảo vệ thực vật được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389


KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Nguyên tắc chung về thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật:
1. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chỉ được tiến hành khi có Giấy phép khảo nghiệm.
2. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký vào Danh mục gồm khảo nghiệm hiệu lực sinh học và khảo nghiệm xác định thời gian cách ly (đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 9 của Thông tư này).
3. Căn cứ thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục phải do các tổ chức đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Thông tư này thực hiện.
5. Khảo nghiệm diện hẹp phải tiến hành trước khi thực hiện khảo nghiệm diện rộng.
Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đối với 01 đối tượng sinh vật gây hại trên 01 đối tượng cây trồng nhằm mục đích đăng ký như sau:
1. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật sinh học (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này); thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất gồm 04 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh) hoặc 02 huyện/tỉnh (trong trường hợp cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 tỉnh của vùng sản xuất).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng hoặc 01 tỉnh, khảo nghiệm tại 04 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 huyện của tỉnh đó).
2. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật hóa học; thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa hoạt chất pyrethrins, rotenone, nhóm avermectin đăng ký chính thức, bổ sung tên thương phẩm gồm 08 khảo nghiệm diện hẹp và 02 khảo nghiệm diện rộng. Nếu cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất, số khảo nghiệm gồm 06 khảo nghiệm diện hẹp và 02 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
a) Khảo nghiệm diện hẹp
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có ở 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 04 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh). Trường hợp không đủ 04 tỉnh sản xuất tại mỗi vùng thì mỗi vùng khảo nghiệm tại 04 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có ở 01 vùng sản xuất, khảo nghiệm tại 06 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc 01 huyện trong vùng).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 tỉnh sản xuất, khảo nghiệm tại 06 địa điểm của ít nhất 03 huyện trong tỉnh đó.
Đối với thuốc trừ cỏ trên lúa phải được thực hiện khảo nghiệm trong 02 vụ khác nhau.
b) Khảo nghiệm diện rộng
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 01 địa điểm.
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất, khảo nghiệm tiến hành tại 02 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 02 địa điểm của tỉnh (mỗi địa điểm tại 1 huyện nếu sinh vật gây hại chỉ có ở 01 tỉnh).
3. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly đối với 01 hoạt chất trên 01 đối tượng cây trồng gồm 04 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
Đối với cây trồng có nhiều vụ/năm tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh, mỗi tỉnh 01 vụ hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó, mỗi huyện 01 vụ).
Đối với cây trồng có nhiều vụ/năm tại 01 vùng sản xuất khảo nghiệm tại 04 địa điểm (02 địa điểm /vụ; mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/năm, tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/năm và chỉ có tại 01 vùng sản xuất, thì khảo nghiệm tại 04 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 huyện).

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN VÀ NGHỊ ĐỊNH 108:2017/NĐ-CP


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 về quản lý phân bón, trong đó có quy định mới việc về xuất khẩu và nhập khẩu phân bón.
Theo đó, phân bón xuất khẩu (XK) phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Đối với nhập khẩu (NK) phân bón, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được NK hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác NK thì không cần giấy phép NK.
Tổ chức, cá nhân NK phân bón chưa được công nhận lưu hành thì phải có Giấy phép NK thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2 điều 27 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)
a) Phân bón để khảo nghiệm
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón( Riêng loại này khi nhập cần Giấy phép nhập khẩu và kiểm tra nhà nước)
Khi NK phân bón, tổ chức và cá nhân ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về NK hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón NK hoặc Giấy phép NK phân bón.
Trường hợp ủy quyền NK thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân NK tại cơ quan Hải quan.
Để được cấp Giấy phép NK phân bón, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón được quy định tại điều 28 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Các bước để tiến hành nhập khẩu một lô  Phân bón
Yêu cầu: -Phân phải có công nhận lưu hành
                -Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013 ( có hiệu lực hết ngày 20/9/2018)
                -Phân bón có hồ sơ khảo nghiệm trước ngày 20/9/2017( có hiệu lực hết ngày 20/9/2018)
Bước 1: Làm giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước nộp cho hải quan để tạm mang hàng về kho
Bước 2: Trung tâm VietCert sẽ cử chuyên gia xuống lấy mẫu, thử nghiệm, nếu kết quả đạt, Trung tâm chứng nhận VietCert sẽ ra Giấy thông báo kết quả KTNN, Doanh nghiệp sẽ mang ra nộp hải quan để được thông quan.
Nếu muốn phân bón được lưu thông trên thị trường, ta phải chứng nhận hợp quy cho lô phân bón đó, Ta sẽ đến bước 3
Bước 3: VietCert sẽ dựa vào kết quả để cấp giấy chứng nhận Hợp quy cho Doanh nghiệp, Doanh nghiệp mang giấy chứng nhận Hợp Quy lên sở Nông nghiêp và phát triển nông thôn để công bố hợp quy, Sau khi công bố hợp quy, Doanh nghiệp đã có thể đưa lô phân bón đó ra thị trường để buôn bán.
Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898