Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận hợp quy phân bón. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận hợp quy phân bón. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

THỦ TỤC XIN CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN - VIETCERT

THỦ TỤC XIN CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN - VIETCERT

1. Ai sẽ là đối tượng cần phải xin công nhận lưu hành??

Nếu Quý công ty đang là các tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón tại Việt Nam thì Quý công ty được đứng tên đăng ký công nhận lưu hành phân bón

Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần hàm lượng dinh dưỡng phân bón.


2. Vì sao phải cần có công nhận lưu hành sản phẩm phân bón ?

Phân bón là sản phẩm hàng hóa nhóm 2, là hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Theo cục bảo vệ thực vật, việc công nhận lưu hành là cần thiết để đảm bảo mỗi sản phẩm phân bón phải đáp ứng chất lượng theo quy định mới được lưu thông trên thị trường.

Thêm vào đó công nhận lưu hành phân bón mang đặc trưng của sản phẩm phân bón đó. Mỗi một sản phẩm sẽ có một tên gọi và mã số riêng không giống với bất kỳ doanh nghiệp nào và sau khi được cấp chứng nhận lưu hành thông tin sản phẩm và doanh nghiệp sẽ được công khai đầy đủ trên trang web

Quý đơn vị cần phải làm trước khi đưa sản phẩm phân bón ra thị trường, để đảm bảo chất lượng sản phẩm phân bón đáp ứng theo quy định.



3. Những việc mà doanh nghiệp cần phải làm?

3.1. Trình tự xin cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ 

Hồ sơ đề nghị cấp quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

- Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;

- Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

- Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt); 

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).

Bước 2: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam:

–  Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận.

–  Ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón;

–  Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thời hạn của quyết định công nhận lưu hành là 5 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 3 tháng, Quý công ty cần phải thực hiện gia hạn theo quy định nếu như có nhu cầu gia hạn.

3.2. Trình tự gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành phân bón tại Việt Nam bao gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn Quyết định công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;

- Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu;

- Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì gia hạn Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không gia hạn Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Để nắm rõ về quy trình xin công nhận lưu hành, cũng như các bước trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, Vietcert với đội ngũ tư vấn nhiệt tình và năng động sẵn sàng hỗ trợ lắng nghe và song hành cùng quý doanh nghiệp. Ngoài ra Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tự hào là 1 trong các đơn vị chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy phân bón

Quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký 

chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

                               Hotline: 0905 527 089 


Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2023

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HỮU CƠ - 0905.527.089

 Hiện nay, trên thị trường hiện nay, phân bón rất đa dạng về nhãn hiệu, công dụng và thành phần,… khác nhau. Để đưa ra lựa chọn thông minh, phù hợp nhất với loại cây trồng và tình trạng đất đai đang canh tác người nông dân cần phải nắm rõ, có hiểu biết về các loại phân bón hữu cơ để đạt hiệu quả cao trong canh tác nông nghiệp.

                                                         Phân bón hữu cơ là gì?

 Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hưu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.


Phân loại phân hữu cơ

 Phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

 Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hữu cơ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất

a) Phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

b) Phân bón hữu cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

c) Phân bón hữu cơ nhiều thành phần là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích, có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

  Phân bón hữu cơ nhiều thành phần bao gồm:

- Các loại phân bón trong thành phần có chất hữu cơ và một hoặc nhiều chất sinh học, vi sinh vật có ích như phân bón hữu cơ-vi sinh, phân bón hữu cơ-sinh học, phân bón hữu cơ-sinh học-vi sinh;

- Các loại phân bón trong thành phần có chất hữu cơ và một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng như phân bón hữu cơ-đa lượng (phân bón hữu cơ-khoáng), phân bón hữu cơ-đa lượng-trung lượng, phân bón hữu cơ-đa lượng-vi lượng, phân bón hữu cơ-trung lượng, phân bón hữu cơ-vi lượng, phân bón hữu cơ-trung-vi lượng;

- Các loại phân bón trong thành phần có chất hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, chất sinh học, vi sinh vật có ích như phân bón hữu cơ-sinh học-đa lượng, phân bón hữu cơ-vi sinh-đa lượng, phân bón hữu cơ-sinh học-trung lượng, phân bón hữu cơ-sinh học-vi lượng, phân bón hữu cơ-vi sinh-trung lượng, phân bón hữu cơ-vi sinh-vi lượng.


                                          Quy trình nhập khẩu phân bón hữu cơ

1. Khảo nghiệm

Theo khoản 2 điều 39 Luật trồng trọt, Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì sẽ không cần phải khảo nghiệm

2. Xin quyết định công nhận lưu hành

Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm

a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP

b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);

d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).

Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định

3. Kiểm tra nhà nước và chứng nhận hợp quy cho lô hàng nhập khẩu

-       Đăng ký kiểm tra nhà nước tại cổng thông tin một cửa quốc gia với đơn vị được Cục BVTV uỷ quyền

-       Làm thủ tục hải quan và đưa hàng về kho bảo quản

-       Tổ chức kiểm tra nhà nước và tổ chức chứng nhận kiểm tra lô hàng kết hợp lấy mẫu phục vụ thử nghiệm

-       Cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước và chứng nhận hợp quy (nếu đạt)

4. Công bố hợp quy

Doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở nông nghiệp phát triển nông thôn nơi đăng ký kinh doanh.

Quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

                               Hotline: 0905 527 089 

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

THỬ NGHIỆM PHÂN BÓN

 Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm phân bón

Phân bón là loại phân hoá học chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhằm cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây sinh trưởng và gia tăng tuổi thọ của đất. Có hai loại phân bón phổ biến gồm phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ. Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng. Bởi vì vậy mà việc kiểm nghiệm phân bón nhằm đảm bảo an toàn chất lượng cũng như sức khỏe người tiêu dùng nên bắt buộc doanh nghiệp đơn vị cần thực hiện.





Danh mục các chỉ tiêu và đối tượng kiểm nghiệm phân bón

Chỉ tiêu thử nghiệm

·       Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn)

·       pHH2O

·       Xác định hàm lượng Biuret

·       Xác định hoàm lượng Ca (hoặc CaO)

·       Xác định hàm lượng Mg (hoặc MgO)

·       Xác định hàm lượng Fe

·       Xác định hàm lượng Cu

·       Xác định hàm lượng Zn

·       Xác định hàm lượng Mn

·       Xác định hàm lượng Pb

·       Xác định hàm lượng Cd

·       Vi khuẩn E.coli

·       Vi khuẩn Salmonella

·       …….

Đối tượng kiểm nghiệm phân bón

·       Các loại phân bón trừ phân Urê, DAP, phân bón hỗn hợp

·       Các loại phân bón dạng rắn

·       Phân Urê không màu (hạt đục, hạt trong)

·       Các loại phân bón có hàm lượng Ca không lớn hơn 5%

·       Các loại phân bón có hàm lượng Mg không lớn hơn 5%

·       Các loại phân bón

Thời gian kiểm nghiệm mẫu và lượng mẫu cần cung cấp bao nhiêu?

·       Thời gian test thông thường là: 05 – 07 ngày làm việc, tuỳ theo chỉ tiêu oder và khoảng thời gian khách hàng gửi mẫu

·       Lượng mẫu cần thiết và tối thiểu trung bình tầm: 100 – 200 gam/ mẫu tuỳ lượng mẫu, để việc lưu mẫu thuận tiện (1 tháng) thì quý khách nên gửi thêm tầm 100 gam/ mẫu

Thủ tục và phương thức thực hiện nhận mẫu kiểm nghiệm phân bón ra sao?

·       Khách hàng chỉ cần cung cấp mẫu sản phẩm: Đựng trong bao bì kín và có nhãn mác (càng tốt) và được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp

·       Cung cấp thêm thông tin: Người gửi hoặc đơn vị gửi mẫu, Địa chỉ của người gửi mẫu, Số điện thoại liên hệ

·       Thanh toán phí kiểm nghiệm (bằng các chỉ tiêu oder): Thanh toán liền hoặc tạm ứng, tuỳ vào nền mẫu và yêu cầu

·       Nhận phiếu hẹn và đến ngày hẹn để lấy kết quả tets

Viện Deming là tổ chức được Cục bảo vệ thực vật chỉ định thử nghiệm Phân bón

 Viện Deming là tổ chức được Cục bảo vệ thực vật chỉ định thử nghiệm Phân bón theo quyết định số 1618/QĐ-BVTV-KH ngày 9/9/2021




Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được  vấn  kiểm định sản phẩm Phân bón phù hợp với quy định của quy chuẩn quốc gia  Hoiline 24/7: 0905527089

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Chứng nhận hợp quy



Chứng nhận hợp quy là gì ? 

Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật:
Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đối tượng chứng nhận hợp quy
Là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này. 
Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.

Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
Các phương thức chứng nhận hợp quy
    · Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
   · Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
   · Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
   · Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
   · Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy.
Vui lòng liên hệ:
VietCert - Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Phan Thị Thanh Vân
0905.357.459 - 0968.434.199
Email: thanhvan@vietcert.org
Skype: thanhvandn2008