Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Chứng nhận hợp quy phân bón - 0905527089

Thủ tục Đăng ký và Công bố Hợp Quy Phân Bón
Bước 1:
- Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm phân bón được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Việc đánh giá hợp quy sản phẩm phân bón được thực hiện theo thông tư số 41/2014/TT – BNNPTNT đối với phân bón hữu cơ và Thông tư 29/2014/TT-BCT đối với phân bón vô cơ).

- Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2:
Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:

- Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;

- Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

- Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón.

b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

- Bản công bố hợp quy phân bón theo mẫu quy định;

- Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón;

- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;

- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;

- Kế hoạch giám sát định kỳ;

- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan

Trung tâm giám định chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy VietCert xin gửi đến quý khách hàng các thông tin về hợp quy phân bón.

Liên hệ: Ms Liên - 0903505714

Chứng nhận hợp quy phân bón - 0905527089

Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy phân bón

Lợi ích đối với doanh nghiệp:

Chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ là điều kiện giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ trên thị trường, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy định của pháp luật.

Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận hợp quy phân bón, giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và liên tục được nâng cao khi các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Lợi ích đối với người tiêu dùng:

Sản phẩm phân bón vô cơ đã được chứng nhận hợp quy sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đồng thời, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.

Lợi ích đối với Cơ quan quản lý:

Sản phẩm phân bón vô cơ được chứng nhận hợp quy đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
Trung tâm giám định chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy VietCert xin gửi đến quý khách hàng các thông tin về hợp quy phân bón.

Liên hệ: Ms Liên - 0903505714

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM PHÂN BÓN, THUỐC BVTV:

Như đã đưa tin, ngày 13/8/2018 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn  đã ban hành Thông tư 09/2018/TT- BNNPTNT về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành trước đó, có hiệu lực vào ngày 27/9/2018.
Đáng chú ý bãi bỏ thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT – thông tư hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vậy câu hỏi đặt ra: Việc thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuốc BVTV,  phân bón sẽ được thực hiện theo quy định nào???
Ngày 28/9/2018, Cục BVTV ban hành công văn số 2587/BVTV-TTra – V/v thông báo văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành. 





Theo đó, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuốc BVTV,  phân bón thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012  quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
Vì vậy, mọi hoạt động liên quan đến chứng nhận, công bố hợp quy, trình tư, thủ tục xử lý hồ sơ, hồ sơ đăng ký công bố hợp quy và cả mẫu thông báo tiếp nhận hợp quy sản phẩm phân bón, thuốc BVTV đều sẽ thay đổi và thực hiện theo thông tư thay thế.

VIETCERT chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thông tin, văn bản hướng dẫn sớm nhất để gửi đến quý khách hàng. 

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.







TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Ms. Đặng Mỹ – 0903 516 399

Mail: nghiepvu1@vietcert.org

TÌM HIỂU VỀ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

________________________________________

1.      KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN LÀ GÌ?


KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN LÀ QUÁ TRÌNH BỐ TRÍ THỬ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG Ở QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM PHÂN BÓN MỚI NHẰM THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NÔNG HỌC, HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG TRONG MỘT ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI GIAN NHẤT ĐỊNH.


     2. VÌ SAO PHẢI KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

- Đối với mỗi loại cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng là khác nhau. Vì vậy, việc khảo nghiệm phân bón mới nhằm xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.
- Khảo nghiệm phân bón cung cấp cho người sản xuất những thông tin chính xác về chế độ phân bón và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng đối tượng cây trồng. Từ đó có cơ sở để người sản xuất đưa ra yêu cầu kỹ thuật và những khuyến cáo cho người sử dụng.
- Hơn nữa, phân bón là một trong những sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Nếu phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như: năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
     3. NGUYÊN TẮC KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN LÀ GÌ?
- Theo điều 13, Nghị định 108/2017/NĐ-CP quy định: 
a. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ các loại phân bón sau:
- Phân bón hữu cơ, hữu cơ truyền thống sử dụng bón rễ
- Phân bón đơn, phân bón phức hợp sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;
b. Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
c. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
d. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
e. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia. Trong thời gian chưa có Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.


f. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.http://vietcert.org/chung-nhan-hop-quy-phan-bon/f1040000
      4. HỒ SƠ
- Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón
- Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo
- Đề cương khảo nghiệm phân bón
=> Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành soát xét, phê duyệt hồ sơ.
Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng.
     Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc. Rất mong nhân được sự quan tâm của Quý Khách Hàng.
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 09035707389- Ms Diệp
Email: nghiepvu1@vietcert.org
Địa chỉ:
1. 28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2. 205 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
3: Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
4: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ​​

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018


THỦ TỤC XIN CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP

Ngày 20/09/2017, chính phủ ban hành Nghị Định 108/2017/NĐ-CP về quản lýPhân bón.
F Theo quy định tại điều 6 Nghị định108/2017/NĐ-CP:
- Phân bón là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; kinh doanh có điều kiện được Cục Bảo vệ thực vật công nhận lưu hành tại Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) được đứng tên đăng ký công nhận phân bón.
- Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận 01 tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón đăng ký.
Điểm mới nổi bật của nghị định 108/2017/NĐ-CP nêu rõ tất cả các sản phẩm phân bón bắt buộc phải làm công nhận lưu hành tại Việt Nam
Vậy hồ sơ và thủ tục xin Công nhận lưu hành nộp tại Cục BVTV như thế nào???
FHồ sơ chung xin CNLH bao gồm:
1.      Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này

2.      Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp
3.      Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón
4.      Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định
    ªTrường hợp 1: Phân bón có thông báo tiếp nhận Hợp quy, hồ sơ xin CNLH bao gồm:
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy phép sản xuất
- Nhãn sản phẩm
- Đơn CNLH
- Mẫu công văn
- Giấy thông báo tiếp nhận hợp quy
   ªTrường hợp 2: Phân bón mới, có chứng nhận hợp quy nhưng chưa có thông báo tiếp nhận hợp quy, hồ sơ xin CNLH bao gồm:
- Kết quả khảo nghiệm
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy phép sản xuất
- Nhãn sản phẩm
- Đơn CNLH
- Bảng mô tả sản phẩm
- Chứng nhận hợp quy

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 09035707389- Ms Diệp
Email: nghiepvu1@vietcert.org
Địa chỉ:
1. 28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2. 205 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
3: Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
4: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ​​

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG


BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Ngày 29/9/2017, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.
Sau gần 1 năm qua nhiều đợt hội thảo và góp ý, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý vật liệu xây dựng đã được ban hành thay thế. 
Cơ bản nội dung QCVN 16:2017/BXD có một số điểm mới sau:
Về nguyên tắc công bố hợp quy:
a) Công bố hợp quy phải dựa trên kết quả đánh giá, chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy;
b) Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để chứng nhận, công bố hợp quy thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì sản phẩm, hàng hóa đó phải được thực hiện đăng ký công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Các sản phẩm đã bỏ không còn chứng nhận hợp quy: 
- Thiết bị vệ sinh
- Sơn Epoxyl, sơn Alkyd
- Cốt liệu lớn (đá xây dựng).
- Cửa đi, cửa sổ
Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy bổ sung
- Ống Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất
- Ống nhựa Polyetylen (PE) dùng để cấp nước
Về phương thức chứng nhận hợp quy:
CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Sản xuất trong nước
Nhập khẩu
Phương thức 5: tương tự như nk
Phương thức 1:Thử nghiệm mẫu điển hình
Hiệu lực: 1 năm và giám sát thông qua thử nghiệm mỗi lần nhập khẩu.
Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm được lấy mẫu thử nghiệm
Yêu cầu: xây dựng ISO 9001 hoặc tương đương

Phương thức 7: tương tự như nk
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực: 3 năm giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Yêu cầu: ISO 9001 hoặc tương đương
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.


Thông tư 10/2017/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898


NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 202/2013/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN-0905935699
Sau nhiều lần lấy ý kiến doanh nghiệp và sửa chữa bổ sung Nghị định 202 của Chính phủ về quản lý phân bón thì mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2017 NĐ-CP ngày 20/9/2017 thay thế Nghị định 202 về quản lý phân bón cùng các văn bản kèm theo, giao Bộ NN-PTNT là đơn vị chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về phân bón


Sau hơn 4 tháng góp ý và hội thảo lấy ý kiến về việc sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về quản lý phân bón, ngày 20/9/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.

Theo mong đợi của các doanh nghiệp sản xuất phân bón, đó là sớm có Nghị định thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, so với dự thảo qua đợt hội thảo lấy ý kiến, Nghị định 108/2017/NĐ-CP không có sự thay đổi nhiều, trong đó có điểm nổi bật đó là chuyển toàn bộ trách nhiệm quản lý phân hữu cơ, phân vô cơ về một đầu mối là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà cụ thể là Cục Bảo về Thực vật.

Điểm mới của Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 so với dự thảo trước đây là xuất phân chia thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (Nghị định 202/2013/NĐ-CP gọi là giấy phép sản xuất phân bón) giữa địa phương và cơ quan Trung ương, cụ thể: Cục Bảo vệ Thực vật là cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón cả vô cơ và hữu cơ, Chi cục Bảo vệ Thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt địa phương sẽ là cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sang chiết và đóng gói phân bón. Ngoài ra các cơ sở kinh doanh buôn bán phân bón phải được chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Như vậy, theo quy định của Nghị định 108/2017/NĐ-CP, xuất hiện thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh buôn bán phân bón. Bên cạnh đó, người bán phân bón phải có trình độ trung cấp trở lên hoặc được đào tạo kiến thức về phân bón.

Ngoài ra, Nghị định đã nêu khá rõ các loại phân bón không cần phải khảo nghiệm.

Nghị định 108/2017/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký đồng thời bãi bỏ các Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 hướng dẫn về quản lý phân bón hữu cơ và Thông tư 29/2014/TT-BCT hướng dẫn quản lý phân bón vô cơ.


Nếu theo quy định này, tất cả các cơ sở sản xuất phân bón bắt buộc phải rà soát và điều chỉnh tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) phân bón để phù hợp với quy định về mức quy định cũng như nguyên tắc đặt tên cho sản phẩm phân bón.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận hợp quy phân bón
Chứng nhận ISO 9001