Căn cứ vào chương II, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định chung về
đăng ký thuốc BVTV:
I. Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực
vật
1. Thuốc bảo vệ thực vật phải được đăng ký vào
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam
2. Tổ chức, cá
nhân trong nước hoặc nước ngoài sản xuất hoạt chất , thuốc bảo vệ thực vật kỹ
thuật, thuốc thành phẩm được trực tiếp đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
do mình sản xuất.
3. Tổ chức, cá
nhân sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm không trực tiếp đứng
tên đăng ký được ủy quyền cho duy nhất 01 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo
quy định.
4. Mỗi tổ chức,
cá nhân được ủy quyền đứng tên đăng ký được nhận ủy quyền duy nhất của 01 nhà sản
xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm cho mỗi loại hoạt chất,
thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm.
5. Tổ chức, cá
nhân đứng tên đăng ký:
a) Được đăng ký
01 tên thương phẩm cho mỗi hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm
b) Chỉ đăng ký
01 hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc bảo vệ thực vật;
c) Được chuyển
nhượng tên thương phẩm
d) Không thay đổi
tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục trừ trường hợp cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc tòa án có kết luận bằng văn bản về việc
vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của tên thương phẩm trong Danh mục;
đ) Được thay đổi
nhà sản xuất ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
6. Sau 05 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tiên được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký chính thức cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có
trong Danh mục, các tổ chức, cá nhân khác mới được nộp hồ sơ đăng ký bổ sung
tên thương phẩm mới cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất đó.
7. Thuốc bảo vệ
thực vật có thành phần hoạt chất là hỗn hợp của các chất hóa học và sinh học được
quản lý như thuốc hóa học.
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá
nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật;
b) Kiểm tra
tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo
quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức,
cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Số lượng hồ
sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng word hoặc excel hoặc power point đối
với mẫu nhãn.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị
cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp
Giấy phép khảo nghiệm đã được cấp;
c) Mẫu nhãn thuốc
d) Bản chính kết
quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách
ly và báo cáo tổng hợp kết quả khảo nghiệm
3. Thẩm định hồ
sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời hạn
06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định,
trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa thuốc bảo vệ thực vật
vào Danh mục; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp
không cấp, Cục Bảo vệ thực vật trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ:
Ms.Đặng Mỹ
Mobile: 0903 516399
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
Địa chỉ:
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng
Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ