Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2023

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HỮU CƠ - 0905.527.089

 Hiện nay, trên thị trường hiện nay, phân bón rất đa dạng về nhãn hiệu, công dụng và thành phần,… khác nhau. Để đưa ra lựa chọn thông minh, phù hợp nhất với loại cây trồng và tình trạng đất đai đang canh tác người nông dân cần phải nắm rõ, có hiểu biết về các loại phân bón hữu cơ để đạt hiệu quả cao trong canh tác nông nghiệp.

                                                         Phân bón hữu cơ là gì?

 Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hưu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.


Phân loại phân hữu cơ

 Phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

 Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hữu cơ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất

a) Phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

b) Phân bón hữu cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

c) Phân bón hữu cơ nhiều thành phần là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích, có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

  Phân bón hữu cơ nhiều thành phần bao gồm:

- Các loại phân bón trong thành phần có chất hữu cơ và một hoặc nhiều chất sinh học, vi sinh vật có ích như phân bón hữu cơ-vi sinh, phân bón hữu cơ-sinh học, phân bón hữu cơ-sinh học-vi sinh;

- Các loại phân bón trong thành phần có chất hữu cơ và một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng như phân bón hữu cơ-đa lượng (phân bón hữu cơ-khoáng), phân bón hữu cơ-đa lượng-trung lượng, phân bón hữu cơ-đa lượng-vi lượng, phân bón hữu cơ-trung lượng, phân bón hữu cơ-vi lượng, phân bón hữu cơ-trung-vi lượng;

- Các loại phân bón trong thành phần có chất hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, chất sinh học, vi sinh vật có ích như phân bón hữu cơ-sinh học-đa lượng, phân bón hữu cơ-vi sinh-đa lượng, phân bón hữu cơ-sinh học-trung lượng, phân bón hữu cơ-sinh học-vi lượng, phân bón hữu cơ-vi sinh-trung lượng, phân bón hữu cơ-vi sinh-vi lượng.


                                          Quy trình nhập khẩu phân bón hữu cơ

1. Khảo nghiệm

Theo khoản 2 điều 39 Luật trồng trọt, Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì sẽ không cần phải khảo nghiệm

2. Xin quyết định công nhận lưu hành

Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm

a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP

b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);

d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).

Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định

3. Kiểm tra nhà nước và chứng nhận hợp quy cho lô hàng nhập khẩu

-       Đăng ký kiểm tra nhà nước tại cổng thông tin một cửa quốc gia với đơn vị được Cục BVTV uỷ quyền

-       Làm thủ tục hải quan và đưa hàng về kho bảo quản

-       Tổ chức kiểm tra nhà nước và tổ chức chứng nhận kiểm tra lô hàng kết hợp lấy mẫu phục vụ thử nghiệm

-       Cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước và chứng nhận hợp quy (nếu đạt)

4. Công bố hợp quy

Doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở nông nghiệp phát triển nông thôn nơi đăng ký kinh doanh.

Quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

                               Hotline: 0905 527 089 

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

HỒ SƠ, QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHỨNG NHẬN THEO PHƯƠNG THỨC 7 - VIETCERT

HỒ SƠ, QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHỨNG NHẬN THEO PHƯƠNG THỨC 7 

Ngày 31/12/2019, Bộ Xây dựng ban hành Thông Tư số 19/2019/TT-BXD, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và thay thế Thông tư số 10/2017/TT-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2017. Thông tư số 19/2019/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2020


chứng nhận hợp quy vlxd, kiểm tra chất lượng, chứng nhận iso

Về hoạt động công bố hợp quy, tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy được ghi rõ tại:

Phần 5. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN LIÊN QUAN ĐN HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY

5.3. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

5.5. Các tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.

Như vậy, căn cứ theo khoản 4 điều 1 của Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 ghi rõ:

2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);

b) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân”.


chứng nhận hợp quy vlxd, kiểm tra chất lượng, chứng nhận iso

Một số lưu ý khi làm hồ sơ công bố hợp quy:

-Đối với bản công bố hợp quy:

+ Số công bố là do Doanh nghiệp quyết định và quản lý (ví dụ: lần đầu công bố sản phẩm A, thì bản công bố sản phẩm A đó số 1, lần 2 công bố sản phẩm B thì là số 2)

+ Tên hàng hóa: phải thể hiện đúng tên trong danh mục sản phẩm quy định tại Bảng 1, Phần 2 của QCVN 16:2019/BXD

+Tên chỉ tiêu kỹ thuật công bố: phải thể hiện đúng như trong Bảng 1, Phần 2 của QCVN 16:2019/BXD.

+ Số lượng: phải thống nhất cách ghi chữ số giữa dấu “.” và dấu “,”. Nên thể hiện dấu thập phân là dấu “,” cho thống nhất với văn bản sẽ tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng để các đơn vị thuận lợi theo dõi và đối chiếu thông tin

-Đối với giấy chứng nhận:

+ Tên sản phẩm, hàng hóa: phải thể hiện đúng tên trong danh mục sản phẩm quy định tại Bảng 1, Phần 2 của QCVN 16:2019/BXD

+ Số lượng: phải thống nhất cách ghi chữ số giữa dấu “.” và dấu “,”. Nên thể hiện dấu thập phân là dấu “,” cho thống nhất với văn bản sẽ tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng để các đơn vị thuận lợi theo dõi và đối chiếu thông tin

-Đối với phiếu kết quả thử nghiệm:

+ Tên chỉ tiêu kỹ thuật thử nghiệm: phải thể hiện đúng như trong danh mục sản phẩm quy định tại Bảng 1, Phần 2 của QCVN 16:2019/BXD

+ Phương pháp thử và Yêu cầu: phải thể hiện đúng như trong danh mục sản phẩm quy định tại Bảng 1, Phần 2 của QCVN 16:2019/BXD

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp và nhiệt tình, chúng tôi sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Hotline: 0905 527 089

  

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

THỬ NGHIỆM PHÂN BÓN

 Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm phân bón

Phân bón là loại phân hoá học chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhằm cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây sinh trưởng và gia tăng tuổi thọ của đất. Có hai loại phân bón phổ biến gồm phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ. Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng. Bởi vì vậy mà việc kiểm nghiệm phân bón nhằm đảm bảo an toàn chất lượng cũng như sức khỏe người tiêu dùng nên bắt buộc doanh nghiệp đơn vị cần thực hiện.





Danh mục các chỉ tiêu và đối tượng kiểm nghiệm phân bón

Chỉ tiêu thử nghiệm

·       Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn)

·       pHH2O

·       Xác định hàm lượng Biuret

·       Xác định hoàm lượng Ca (hoặc CaO)

·       Xác định hàm lượng Mg (hoặc MgO)

·       Xác định hàm lượng Fe

·       Xác định hàm lượng Cu

·       Xác định hàm lượng Zn

·       Xác định hàm lượng Mn

·       Xác định hàm lượng Pb

·       Xác định hàm lượng Cd

·       Vi khuẩn E.coli

·       Vi khuẩn Salmonella

·       …….

Đối tượng kiểm nghiệm phân bón

·       Các loại phân bón trừ phân Urê, DAP, phân bón hỗn hợp

·       Các loại phân bón dạng rắn

·       Phân Urê không màu (hạt đục, hạt trong)

·       Các loại phân bón có hàm lượng Ca không lớn hơn 5%

·       Các loại phân bón có hàm lượng Mg không lớn hơn 5%

·       Các loại phân bón

Thời gian kiểm nghiệm mẫu và lượng mẫu cần cung cấp bao nhiêu?

·       Thời gian test thông thường là: 05 – 07 ngày làm việc, tuỳ theo chỉ tiêu oder và khoảng thời gian khách hàng gửi mẫu

·       Lượng mẫu cần thiết và tối thiểu trung bình tầm: 100 – 200 gam/ mẫu tuỳ lượng mẫu, để việc lưu mẫu thuận tiện (1 tháng) thì quý khách nên gửi thêm tầm 100 gam/ mẫu

Thủ tục và phương thức thực hiện nhận mẫu kiểm nghiệm phân bón ra sao?

·       Khách hàng chỉ cần cung cấp mẫu sản phẩm: Đựng trong bao bì kín và có nhãn mác (càng tốt) và được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp

·       Cung cấp thêm thông tin: Người gửi hoặc đơn vị gửi mẫu, Địa chỉ của người gửi mẫu, Số điện thoại liên hệ

·       Thanh toán phí kiểm nghiệm (bằng các chỉ tiêu oder): Thanh toán liền hoặc tạm ứng, tuỳ vào nền mẫu và yêu cầu

·       Nhận phiếu hẹn và đến ngày hẹn để lấy kết quả tets

Viện Deming là tổ chức được Cục bảo vệ thực vật chỉ định thử nghiệm Phân bón

 Viện Deming là tổ chức được Cục bảo vệ thực vật chỉ định thử nghiệm Phân bón theo quyết định số 1618/QĐ-BVTV-KH ngày 9/9/2021




Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được  vấn  kiểm định sản phẩm Phân bón phù hợp với quy định của quy chuẩn quốc gia  Hoiline 24/7: 0905527089

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN
Lợi ích chứng hợp quy phân bón đối với nhà sản xuất

Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Chứng nhận hợp quy phân bón là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm…
Lợi ích chứng nhận hợp quy phân bón đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Lợi ích chứng nhận hợp quy phân bón đối với Cơ quan quản lý

Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.

Kết quả hình ảnh cho PHÂN BÓN
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
MS LIÊN: 0903505714

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM PHÂN BÓN VÔ CƠ, HỮU CƠ
Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm phân bón được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Việc đánh giá hợp quy sản phẩm phân bón được thực hiện theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của chính phủ).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
– Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;
– Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón.
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
– Bản công bố hợp quy phân bón theo mẫu quy định;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón;
– Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
– Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
– Kế hoạch giám sát định kỳ;
– Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HÊ: MS LIÊN: 0903505714

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018


QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

---------------------¶¶-------------------

@ Các tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thìkhông cần giấy phép nhập khẩu.
⚓⚓ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu .Trừ các trường hợp sau:


Phân bón để khảo nghiệm;
Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.
@ Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
@ Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
Ms Trinh: 0903547299

Bình Điền đến và ở lại với Tây Nguyên.

Hoạt động kết nghĩa giữa Cty Bình Điền với các buôn làng: Eana (Đắk Lắk), Rlong-Phe (Đắk Nông) luôn được duy trì, đạt hiệu quả thiết thực, đúng như tâm nguyện của cán bộ, nhân viên Cty: Đến và ở lại với bà con nông dân các dân tộc anh em giữa đại ngàn Tây Nguyên xa xôi này.
Không hình thức “đánh trống bỏ dùi”
Đến với Tây Nguyên, đắm mình vào đời sống của người nông dân giữa đại ngàn, lãnh đạo, nhân viên công ty Bình Điền thấy cần phải làm một cái gì đó lớn hơn hoạt động thương mại đơn thuần: giúp bà con không chỉ nhanh chóng thoát nghèo, mà còn “giàu lên” cả về đời sống vật chất và văn hóa - tinh thần nữa. Chính vì vậy, Bình Điền đặt vấn đề kết nghĩa không chỉ thỉnh thoảng mang tới cho bà con chút quà cứu đói, tặng các em học sinh vài mươi cuốn tập…mà phải làm sao để bà con có được cái đà, chỗ bám, từ đó mà tự mình vươn lên
14 năm qua, Bình Điền đã giúp bà con buôn Eana nâng cấp đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học, thư viện, phòng máy vi tinh, sân bãi và phương tiện luyện tập thể dục thể thao; xây dựng hệ thống lưới điện phục vụ tưới tiêu và thắp sáng sinh hoạt cho bà con…làm cho bộ mặt thôn buôn thật sự thay đổi. Đồng thời với đó là các chương trình tập huấn, tư vấn chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hướng dẫn bà con xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa, bảo vệ môi trường; phối hợp với bệnh viện Thiện Hạnh (Đắk LắK) khám bệnh, phát thuốc miễn phí; thực hiện chương trình khuyến học cho con em nông dân trong buôn. Con số hơn 7 tỷ đồng mà Bình Điền giúp là không lớn, nhưng nếu so với kinh phí hoạt động của một buôn làng xa xôi, như Eana thì không hề nhỏ. Nó lại luôn được tính toán kỹ, sử dụng chặt chẽ nên hiệu quả đạt được là rất lớn.
Năm 2018, Cty hỗ trợ 500 triệu đồng giúp đỡ gia đình chính sách, liệt sỹ; tặng quà tết 288 hộ nghèo; hỗ trợ kinh phí mua dê giống, cây bơ giống cho 126 hộ; hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao; tặng tiền 61 em học sinh giỏi; lo tết trung thu cho các cháu; khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 600 lượt người.
Có được niềm tin và kinh nghiệm thành công từ Eana, tháng 11 năm 2015, Bình Điền lại tổ chức kết nghĩa, giúp đỡ bon (buôn) Rlong Phe, thuộc xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Với quan điểm giúp đồng bào cái cần câu, chứ không chỉ mang cho con cá, Bình Điền đã từng bước đưa ánh sáng khoa học - kỹ thuật đến với công việc sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày của bà con thông qua các đoàn cán bộ từ Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hội đồng cố vấn khoa học của Cty. Các nhà khoa học định kỳ có mặt, trực tiếp giúp bà con xác định, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, cách thức chăm sóc từng cây, con cụ thể để đạt năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, gia tăng được lợi nhuận…phấn đấu đến năm 2020, số hộ nghèo trong bon chỉ còn dưới 10% (năm 2015 là 43%), hộ khá giả, giàu có tăng 100% so với năm 2015.
Hơn 1 năm sau ngày ký giao ước kết nghĩa, Bình Điền chi 1,5 tỷ đồng hỗ trợ bán phân bón Đầu Trâu trả chậm không tính lãi và phí vận chuyển cho nông dân; tặng học bổng cho học sinh nghèo; tặng sách cho thư viện bon; tặng học bổng cho học sinh giỏi, khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tặng quà hộ nghèo, xây dựng cổng chào, cùng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, rèn luyện sức khỏe, giúp thanh niên rời xa các tệ nạn, như rượu chè, hút chích…năm 2018, Cty đã chi gần 400 triệu đồng hỗ trợ các hoạt động của bon.
Ông Y Đã Eban, nhà có 1,5 ha cà phê, được hỗ trợ phân bón trả chậm thì mừng lắm, ông nói: “Trước đây phải mua phân tại đại lý, do không đủ tiền nên không mua được đủ lượng cần bón, cũng không mua được phân bón của hãng mình thích. Nếu thiếu nợ thì lãi suất rất cao, xót lắm. Vậy là bón ít, cây cà không tốt được, trái đậu không nhiều, cây lại yếu, dễ mắc bệnh. Nay có phân Đầu Trâu, tui “xài” theo chỉ dẫn của các nhà khoa học, cây cà khỏe, ít sâu bệnh, cho năng suất cao mà tiền mua phân cũng không nhiều nên mỗi năm tui thu lời được cả trăm triệu đồng…”
Rất tâm đắc với chương trình, mục tiêu kết nghĩa, ông YGiăng Gry Nie, phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk, nói: “Cái quan trọng nhất mà Bình Điền mang đến cho bà con nơi đây là ánh sáng KHKT, nó đang mở ra trang mới trong cung cách làm ăn của bà con. Không chỉ nhận quà tặng, nhận trợ cấp thiếu đói mà đồng bào được trang bị cái cần câu. Có cần câu tốt, lại được chỉ dẫn cách thức, nhất định đồng bào mình sẽ câu đước những con cá to…”
Ông Phạm Văn Dư, nguyên phó cục trưởng, Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, so sánh: “Không phải không có những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, nhưng để làm được những việc mà Bình Điền đã làm tại đây thì cần phải có cái tâm trong sáng, có trách nhiệm và nhiệt tình rất cao mới tránh được hình thức, mới không mệt mỏi “đánh trống bỏ dùi”.”
“Đến với Tây Nguyên, đến với bà con đồng bào các dân tộc ít người, phải từ sự chân thành, chân thật và có tấm lòng; cán bộ, nhân viên Cty Bình Điền đã làm được điều đó. Coi buôn làng như quê hương mình, bà con dân tộc như người thân yêu, ruột thịt của mình. Bình Điền đã đến và sẽ còn ở lại mãi với Tây Nguyên.”- Ông Ngô Văn Đông, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, khẳng định.

Liên hệ: Nguyễn Bảo Huyền – Phụ trách kinh doanh
Phone: 0903 516 929 – 0961 997 338 (Mr. Huyền)