Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN VÀ NGHỊ ĐỊNH 108:2017/NĐ-CP


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 về quản lý phân bón, trong đó có quy định mới việc về xuất khẩu và nhập khẩu phân bón.
Theo đó, phân bón xuất khẩu (XK) phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Đối với nhập khẩu (NK) phân bón, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được NK hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác NK thì không cần giấy phép NK.
Tổ chức, cá nhân NK phân bón chưa được công nhận lưu hành thì phải có Giấy phép NK thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2 điều 27 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)
a) Phân bón để khảo nghiệm
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón( Riêng loại này khi nhập cần Giấy phép nhập khẩu và kiểm tra nhà nước)
Khi NK phân bón, tổ chức và cá nhân ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về NK hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón NK hoặc Giấy phép NK phân bón.
Trường hợp ủy quyền NK thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân NK tại cơ quan Hải quan.
Để được cấp Giấy phép NK phân bón, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón được quy định tại điều 28 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Các bước để tiến hành nhập khẩu một lô  Phân bón
Yêu cầu: -Phân phải có công nhận lưu hành
                -Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013 ( có hiệu lực hết ngày 20/9/2018)
                -Phân bón có hồ sơ khảo nghiệm trước ngày 20/9/2017( có hiệu lực hết ngày 20/9/2018)
Bước 1: Làm giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước nộp cho hải quan để tạm mang hàng về kho
Bước 2: Trung tâm VietCert sẽ cử chuyên gia xuống lấy mẫu, thử nghiệm, nếu kết quả đạt, Trung tâm chứng nhận VietCert sẽ ra Giấy thông báo kết quả KTNN, Doanh nghiệp sẽ mang ra nộp hải quan để được thông quan.
Nếu muốn phân bón được lưu thông trên thị trường, ta phải chứng nhận hợp quy cho lô phân bón đó, Ta sẽ đến bước 3
Bước 3: VietCert sẽ dựa vào kết quả để cấp giấy chứng nhận Hợp quy cho Doanh nghiệp, Doanh nghiệp mang giấy chứng nhận Hợp Quy lên sở Nông nghiêp và phát triển nông thôn để công bố hợp quy, Sau khi công bố hợp quy, Doanh nghiệp đã có thể đưa lô phân bón đó ra thị trường để buôn bán.
Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ xin vui long liên hệ với chúng tôi
Mr Tô Thắng – Mobile: 0903 525 899 – 01225 585 898



THỦ TỤC NHẬP KHẨU GẠCH MEN, CERAMIC TILE, GẠCH ỐP LÁT


THỦ TỤC NHẬP KHẨU GẠCH MEN, CERAMIC TILE, GẠCH ỐP LÁT
Hiện tại mặt hàng Gạch tráng men, hay không tráng men đa phần tại thị trường Việt Nam đều được nhập khâu từ Trung Quốc, nước đang có thị trường xuất khẩu gạch men, gạch ốp lát các loại lớn nhất thế giới.
Để nhập được một container hàng Gạch về Việt Nam thì cũng rất đơn giản, không quá khó đối với các công ty hiện nay
Điều mà nhà nhập khẩu quan tâm khi nhập khẩu một lô hàng về VN đó chính là thủ tục nhập như thế nào? Cần có những giấy tờ gì để được hải quan chấp nhận cho thông quan? Thuế NK, VAT phải đóng là bao nhiêu?
Để giải quyết vấn đề này thì ta cần phải tham khỏa Thông tư 10/2017/TT-BXD (ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN16:2017/BXD) quy định:
a)      Khi nhập khẩu vào Việt Nam, các sản phẩm, hàng hóa gạch ốp lát có tên trong Bảng 1-Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn (Phần III): người nhập khẩu phải đăng kí chứng nhận hợp quycông bố chất lượng phù hợp với quy định tại Điều 5 Thông tư này (Công bố hợp quy)èLàm công bố hợp quy nhé
b)     Trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm và tài liệu về sản phẩm phải gắn dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩmèTổ chức cấp chứng nhận hợp quy (Viện năng suất chất lượng Demin)
Tới đây mình lại đặt thêm câu hỏi “Làm công bố hợp quy thì như thế nào?” Chứng từ gồm những gì?
Viện Năng suất chất lượng Deming trả lời:
Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký chứng nhận hợp quy (Deming hỗ trợ khách hàng làm đơn đăng ký)
- Invoice
- Hợp đồng
- Packing List
- Bill of lading
- Tờ khai hải quan
- Mẫu sản phẩm đăng ký
Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!
Mr.Bob - 090 595 2099
Email: logistics@vietcert.org

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

THỦ TỤC NHẬP KHẨU SẢN PHẨM HỢP KIM NHÔM DẠNG PROFILE DÙNG ĐỂ CHẾ TẠO CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI


THỦ TỤC NHẬP KHẨU SẢN PHẨM HỢP KIM NHÔM DẠNG PROFILE DÙNG ĐỂ CHẾ TẠO CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI
Nhằm giúp Doanh nghiệp thực hiện đúng thủ tục pháp lý và tránh những sai sót trong khai báo thuế đối với Hải quan. Viện Năng Suất Chất Lượng Deming xin tư vấn “thủ tục nhập khẩu nhôm thanh và hợp kim nhôm định hình ”như sau:
Hiện nay, số lượng Doanh nghiệp nhập khẩu nhôm thanh và hợp kim nhôm định hình từ Trung Quốc  đang tăng lên đáng kể. Theo đó, Tổng cục Hải quan nhận được thông tin một số doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này có dấu hiệu vi phạm trong việc kê sai tên hàng, mã hàng nhằm hưởng thuế suất thấp theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Do đó, Tổng cục Hải quan đã ra công văn yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước và sau thông quan đối với mặt hàng nhôm thanh, hợp kim nhôm định hình.
Về thủ tục nhập khẩu nhôm thanh và hợp kim nhôm định hình, dựa trên Quy chuẩn quốc gia QCVN 16:2017-BXD ban hành kèm theo thông tư 10/2017/TT-BXD của Bộ Xây Dựng. Các Sản phẩm hợp kim nhôm dạng profile dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi là hàng hóa thuôc danh mục “vật liệu xây dựng” bắt buộc phải chứng nhận hợp quy đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn ban hành.
Các đơn vị nhập khẩu được chứng nhận theo PT 7:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận đồng thời cung cấp hồ sơ nhập khẩu cho Viên Năng Suất Chất Lượng Deming:
+ Giấy đăng kí chứng nhận Hợp quy (Deming hỗ trợ khách hàng làm đơn)
+ Tờ khai hải quan
+ Bộ hồ sơ nhập khẩu: SC, IV, BL, PL, CO/CQ
Bước 2: Cung cấp bản đăng ký chứng nhận cho hải quan đồng thời đưa hàng về kho bảo quản (nếu được phép), sắp lịch đánh giá với Deming
Bước 3: Deming sẽ tiến hành đánh giá lô hàng và lấy mẫu theo lịch
Bước 4: Sau khi có kết quả thử nghiệm Deming sẽ cấp chứng chỉ hợp quy.
Bước 5: Khách hàng bổ sung chứng chỉ cho Hải quan để thông quan và công bố hợp quy ở sở xây dựng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!
Mr.Bob - 090 595 2099
Email: logistics@vietcert.org



Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

KHO NGHIM PHÂN BÓN


1. Kho nghim phân bón là gì?

- KHO NGHIM PHÂN BÓN LÀ QUÁ TRÌNH B TRÍ TH NGHIM ĐỒNG RUNG QUY MÔ VA VÀ NH ĐỐI VI CÁC SN PHM PHÂN BÓN MI NHM THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ HIU QU NÔNG HC, HIU QU KINH T CA PHÂN BÓN ĐỐI VI CÂY TRNG TRONG MT ĐIU KIN VÀ THI GIAN NHT ĐỊNH.

2. VÌ SAO PHI KHO NGHIM PHÂN BÓN

- ĐỐI VI MI LOI CÂY TRNG CÁC VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU CÓ NHU CU V DINH DƯỠNG LÀ KHÁC NHAU. VÌ VY, VIC KHO NGHIM PHÂN BÓN MI NHM XÁC ĐỊNH HIU QU TÁC ĐỘNG CA PHÂN BÓN ĐỐI VI CÂY TRNG, CŨNG NHƯ HIU QU KINH T CA VIC S DNG LOI PHÂN BÓN MI TRONG CANH TÁC.

- Kho nghim phân bón cung cp cho người sn xut nhng thông tin chính xác v chế đ phân bón và cách s dng phù hp nht cho tng đi tượng cây trng. T đó có cơ s đ người sn xut đưa ra yêu cu k thut và nhng khuyến cáo cho người s dng.
- Hơn na, phân bón là mt trong nhng sn phm có nh hưởng rt ln đến môi trường sinh thái và sc khe con người. Nếu phân bón được sn xut và s dng mà không qua kho nghim thì có th s gây ra nhng hu qu như: năng sut và cht lượng thp; ch có tác dng trước mt và mt mt; gây suy thoái đt và mt cân bng sinh thái; nh hưởng nghiêm trng đến sc khe người tiêu dùng.
3. Nguyên tc đ kho nghim phân bón là gì
- Theo điu 13, Ngh đnh108/2017.NĐ-CP quy đnh: 
a. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này,
b. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm:
b.1) Phân bón hữu cơ quy định tại các điểm a, e khoản 4 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ;
b.2) Phân bón đơn, phân bón phức hợp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;
b.3) Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
b.4. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
b.5. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
b.6. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia. Trong thời gian chưa có Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b.7. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp
Email:  vietcert.kd62@gmail.com

HP QUY THC ĂN CHĂN NUÔI



Ngày 26/07/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về “Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm”.
Thông tư Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2017, tuy nhiên, trước khi văn bản này có hiệu lực, bạn vẫn có thể tham khảo các chỉ tiêu quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT (ban hành kèm Thông tư này) để xây dựng TCCS và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật.
Sau ngày 26/01/2017, khi Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực bạn có thể thực hiện các bước để được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, hoàn thiện hồ sơ đăng ký đưa sản phẩm vào danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chănnuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT “Thức ăn chăn nuôi đưa vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi;…“.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);
- Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định).
- Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh (do Hội đồng khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại thành lập và thực hiện khảo nghiệm).
- Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp